Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Ngành trọng điểm khu vực ASEAN)

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Ngành trọng điểm khu vực ASEAN)

Mã ngành: 6520205 – Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Tổ hợp xét tuyển:  (Toán, Vật lý, Hóa học) hoặc (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 

(NGÀNH TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC ASEAN)

1. Tổng quan 

Ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí là ngành học nghiên cứu về các hệ thống lạnh. Nó được ứng dụng rộng rãi trong trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Điều hòa không khí, thông gió; quá trình làm lạnh, cấp và trữ đông trong các nhà máy thủy hải sản; quá trình làm lạnh và gia nhiệt trong nhà máy sản xuất dược phẩm, sữa, bia và nước giải khát, nhà máy đường; quá trình sấy trong các nhà mấy sản xuất giấy, cao su, gỗ,Nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhà trường áp dụng phương pháp đào tạo theo hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp. Qua đó, thời gian học thực hành và thực tập tại doanh nghiệp được tăng lên, đồng thời, giảm thời gian học lý thuyết, giúp các em có tay nghề sau khi ra trường và doanh nghiệp giảm thời gian đào tạo lại. Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng đến rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm, an toàn lao động và tác phong cho các em đáp ứng với các doanh nghiệp trong lĩnh Nhiệt – Điện lạnh. Từ đó, sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí của trường có tỷ lệ việc làm hơn 80%. 

Máy lạnh và điều hòa không khí

2. Chương trình đào tạo 

Kỹ thuật lạnh, Thiết bị lạnh, Điều hòa Không khí,  Thực tập Tủ lạnh – Tủ đông, Thực tập Điều hòa Không khí, Thực tập Máy lạnh Công nghiệp, Thực tập Hệ thống lạnh, Thực tập sửa chữa bo mạch, … 

Sinh viên ngành Nhiệt lạnh tại Nhà máy Đông lạnh thủy sản Huế

3. Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp) 

– Đào tạo ra những kỹ sư thực hành có các kiến thức về kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí; 

– Bóc tách được khối lượng của bản vẽ thi công; 

– Xác định được các nguyên nhân hư hỏng; lập được quy trình sửa chữa; sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của các thiết bị lạnh; 

– Lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng đúng quy trình các thiết bị lạnh trong công nghiệp, thương nghiệp và dân dụng; 

– Chọn được thiết bị điện – lạnh; 

– Sử dụng được một số phần mềm tính tải nhiệt, vận hành và kiểm tra trong hệ thống lạnh; 

– Tổ chức, điều hành và giám sát được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng; 

– Hướng dẫn được thợ dưới bậc và thợ phụ trong các công việc; 

– Tư vấn được khách hàng những kiến thức về thiết bị lạnh; 

– Sử dụng thành thạo các thiết bị lạnh và dụng cụ đồ nghề an toàn; 

– Làm được một số kỹ năng cơ bản về cơ khí và điện dân dụng; 

– Có khả năng làm việc sáng tạo và giải quyết được những tình huống thực tế; 

– Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công; 

– Sơ cứu nạn nhân khi có tai nạn về Điện lạnh; 

– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; 

– Có các kỹ năng mềm và giao tiếp cơ bản với người nước ngoài. 

Sinh viên ngành Nhiệt Lạnh đi thăm nhà máy

4. Vị trí việc làm 

–  Cán bộ kỹ thuật về lắp đặt, vận hành hệ thống nhiệt, lạnh và điều hòa không khí trong công nghiệp và dân dụng; 

–  Kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh và hệ thống điều hòa không khí; 

–  Kinh doanh hoặc nhân viên về lĩnh vực Nhiệt – Điện lạnh. 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.