(1). Mô tả ngành/nghề
Ngành “ Công nghệ thực phẩm” là ngành nghề đào tạo kỹ sư thực hành và kỹ thuật viên trong lĩnh vực chế biến, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm. Người học sau khi ra trường có thể ứng dụng công nghệ thực phẩm vào bảo quản và chế biến nguyên vật liệu để nâng cao giá trị sản phẩm thực phẩm, tối ưu hóa dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
(2). Vị trí làm việc
Người làm ngành Công nghệ thực phẩm sẽ làm việc tại các nhà máy, tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ, các tập đoàn trong nước và quốc tế trong môi trường tiếp xúc với thức ăn đồ uống.
Sinh viên sau khi ra trường được giới thiệu việc làm tại các công ty trong lĩnh vực thực phẩm với các vị trí:
Kỹ sư thực hành – Kỹ thuật viên kiểm định, phân tích, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Kỹ sư thực hành – Kỹ thuật viên phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Kỹ sư thực hành – Kỹ thuật viên vận hành hệ thống sản xuất.
Kỹ sư thực hành – Kỹ thuật viên quản lý, cung ứng vật tư ngành thực phẩm.
(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề
Người làm ngành/nghề Công nghệ thực phẩm có các nhiệm vụ chủ yếu:
Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm: Người ở vị trí việc làm Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các dự án mới.
- Kỹ sư chế biến nông sản: Đây sẽ là vị trí nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra, giám sát, hướng dẫn công nhân các quy trình chế biến nông sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất.
- Kỹ sư chế biến thuỷ sản: Đây là vị trí chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một cách an toàn nhất, hiệu quả nhất, và mang lại kinh tế cao nhất.
- Giám sát chất lượng sản xuất: Ở vị trí này bạn sẽ là người theo dõi và giám sát các bước sản xuất và sản phẩm có đạt đủ yêu cầu ở bước sản xuất đó hay không.
- Nhân viên kỹ thuật QC: Là vị trí chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và các thành phẩm trong các công đoạn sản xuất xem có đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa và xác nhận các kết quả kiểm tra đó.
- Nhân viên kiểm tra chất lượng: Là bộ phận chỉ huy và chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
(4). Chương trình đào tạo
Chương trình ngành Công nghệ thực phẩm gồm 35 học phần, 90 tín chỉ. Thời gian đào tạo:2.5 năm. Trong đó, thời lượng thực hành chiếm 70%. Người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng về:
– Phân tích thực phẩm
– Phát triển sản phẩm
– Công nghệ sau thu hoạch
– Công nghệ chế biến thực phẩm
– Vi sinh vật học thực phẩm
– Hoá sinh học thực phẩm
– Quản lý chất lượng
– An toàn thực phẩm
– Dinh dưỡng
– Công nghệ sản xuất/chế biến rượu, bia, nước giải khát; rau quả; dầu thực vật; đường, bánh, kẹo; thịt, trứng, thủy sản; trà, cà phê, ca cao; lương thực, nước chấm, gia vị…
(5). Ưu đãi
Ngoài các loại học bổng, khen thưởng theo quy định, người học được hỗ trợ từ dự án SSC Đan Mạch.
(6). Cơ hội việc làm
Nhà trường cam kết đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành. Ngoài ra, người học có cơ hội đi Xuất khẩu lao động theo các chương trình hợp tác của nhà trường với các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan với nhiều ưu đãi, thu nhập cao.