Chương trình chi tiết Công nghệ thực phẩm 2019-2021

Chương trình chi tiết Công nghệ thực phẩm 2019-2021

Công  nghiệp thực phẩm là một trong những ngành gắn liền với sự phát triển của các đất nước Á Đông. Dự kiến trong những năm 2020-2025, ngành thu hút hàng triệu lao động, trong đó chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh cần tới 10.800 kỹ thuật viên có trình độ Cao đẳng.

Ở Việt Nam cũng như Nhật Bản, kỹ thuật viên kiểm định chất lượng thực phẩm ngày càng trở nên có thế mạnh cạnh tranh. Giai đoạn 2011-2020, cần khoảng từ 40,0 – 45,0% tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư phát triển ngành theo hướng nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm chế biến của Việt Nam đã chạm mốc 40 tỷ USD, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2019 với kim ngạch 42 – 43 tỷ USD. Đồng thời, năm 2019 được đánh giá sẽ là năm chuyển động mạnh hơn của các dòng vốn vào lĩnh vực chế biến nông sản.

Tham khảo: 

Ngành công nghệ thực phẩm – Thu nhập như thế nào?

Công nghệ thực phẩm – Top 4 ngành nhu cầu nhân lực cao nhất

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo Kỹ sư thực hành ngành Công nghệ thực phẩm gồm kiến thức ngành, thái độ, tác phong công nghiệp và các kỹ năng trong công nghiệp thực phẩm bao gồm: các kỹ thuật đánh giá, đo đạc, lập báo cáo về các chỉ số chất lượng thực phẩm; các quy trình, thao tác chế biến thực phẩm trong công nghiệp; các phương pháp quản lý dinh dưỡng, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà máy thực phẩm, cơ sở chế biến và bếp ăn công nghiệp.

Chương trình đào tạo 2,5 năm tập trung vào các kỹ thuật đánh giá cảm quan, đo được các thông số kỹ thuật về chất lượng sản phẩm thực phẩm, tổng hợp, lập báo cáo về các chỉ số kỹ thuật; phân tích, so sánh và đánh giá các chỉ số;các kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm bao gồm các kỹ thuật sấy, làm lạnh, trích ly, chưng cất, cô đặc, ly tâm, lên men, nấu,… Áp dụng được các kỹ thuật trên vào phát triển các sản phẩm mới; thực hành các công việc cơ bản của một kỹ thuật viên quản lý dinh dưỡng và xây dựng thực đơn trong các bếp ăn công nghiệp hay các cơ sở sản xuất thực phẩm.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.